Cây hoa hồng nữ hoàng – Hay còn gọi là hồng nữ hoàng Sa Đéc hay hồng thơm. Điều đặc biệt là hoa có mùi thơm rất mạnh, mùi nước hoa cổ cực quyến rũ. Chỉ cần một bó hoa một vài bông cũng đủ cho không gian trong phòng thơm phức. Cây có nguồn gốc tại Sa Đéc – Đồng Tháp nên rất phù hợp với khí hậu nước ta, hoa to và màu hồng phấn đặc trưng rất bắt mắt. Để tìm hiểu nhiều hơn về loại hoa hồng này, bạn đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Đặc điểm của cây hoa hồng phấn nữ hoàng (hồng nữ hoàng Sa Đéc)
-
Đặc điểm chung
Tên khoa học: Chưa có tài liệu nghiên cứu
Tên gọi khác: Hồng nữ hoàng Sa Đéc
Họ: Hoa hồng
Nguồn gốc: Sa Đéc – Đồng Tháp Việt Nam. Hoa hồng nữ hoàng được nhân giống và trồng nhiều nhất tại làng hoa Sa Đéc, Đồng Tháp. Đến nay, giống hoa này đã được phân phối và trồng rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước.
-
Đặc điểm hình thái
Cây có tốc độ sinh trưởng phát triển khá nhanh, kháng chịu sâu bệnh tốt.
Cây có thân dạng thân bụi, có nhiều, có chiều cao khoảng tối đa 2,5m, đường kính tán 0.8-1m (ở Việt Nam xuất hiện nhiều cây có kích thước lớn hơn 3m). Thân nhánh của cây khá nhỏ, mềm mại nhưng sức vươn lại rất tốt (có thể tới 3 mét), dọc thân có gai thưa.
Lá cây màu xanh tươi chứ không thẫm, viền lá có răng cưa.
Lá cây có màu xanh cùng màu đỏ tía, lá có hình lưỡi mác, tròng phía dưới và nhọn ở phần đầu. Viền lá có răng chưa. Mặt trên nhẵn có mày xanh mặt dưới lá có màu đỏ tía. Cây cho lá xanh quanh năm và ít khi thay lá, bởi thế nếu trồng hoa hồng điều thì việc vệ sinh cũng không quá vất vả.
Hoa có kích thước hoa lớn (đường kính bông 8 – 11 cm), màu hồng phấn. Cánh hoa khá to, tuy nhiên số lượng cánh ít nên có cảm giác các cánh hoa không có sự kết nối với nhau, tổng quan thì phom hoa không được gọn gàng cho lắm. Hương thơm của hoa cực mạnh với mùi nước hoa cổ điển. Cây cho hoa quanh năm. Hoa thường nhanh tàn hơn những giống hồng khác (thường tàn sau 2-3 hôm).
Cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng phấn nữ hoàng (hồng nữ hoàng Sa Đéc)
-
Cách trồng cây hoa phấn nữ hoàng
Cây được trồng và nhân giống chủ yếu bằng các phương pháp giâm cành. Cần lựa chọn những cành không quá già mà cũng không quá non, cành thẳng có mắt thưa, màu xanh đậm. Những cành khỏe mạnh không bị sâu bệnh hại. khi trồng cũng phải hết sức nhẹ nhàng, cắt tỉa thích hợp để cây cho rễ nhanh hay bén rễ vào đất nhanh nhất.
-
Cách chăm sóc cây hoa hồng nữ hoàng Sa Đéc
Đây là một giống hồng nội địa nên chúng thích nghi tốt với các kiểu khí hậu vùng miền khác nhau tại Việt Nam, vì vậy, cây rất dễ trồng và mất ít công chăm sóc. Tuy vậy, bạn cần lưu ý một số yếu tố để cây có thể sinh trường một cách thuận lợi nhất. Cụ thể:
Về ánh sáng: cây ưa nắng, tạo điều kiện cho cây hứng nắng ít nhất 5 – 6 giờ/ngày.
Về nước tưới: Cây chịu ngập úng kém và cũng không ưa ẩm. Mỗi tuần nên tưới nước định kỳ cho cây 3 – 4 lần, chú ý chỉ nên tưới khi mặt đất se khô vào sáng sớm.
Về đất trồng: Đất phù hợp nhất là đủ chất dinh dưỡng, tơi xốp và có độ thoát nước tốt.
Nhiệt độ: cây ưa khí hậu mát mẻ, tránh nhiệt độ nắng gắt buổi trưa. Cây phát triển tốt nhất ở 20 – 27 độ C.
Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình, độ ẩm phù hợp là 55 – 65%.
Phân bón: Các giống hồng cổ hợp với phân gà và bò hoai, việc bổ sung thêm chế phẩm đậu tương ngâm cũng góp phần cho hoa thơm và to đẹp. Kết hợp bón phân 10-15 ngày/lần. Lưu ý: Ngay sau khi cắt tỉa cành nên tưới/bón phân để kích thích cây bật lộc.
Sâu bệnh: cây hồng nữ hoàng có thể mắc một số sâu bệnh trên hoa hồng, cần phải theo dõi thường xuyên tình trạng của cây để phòng và chữa trị kịp thời.
Cắt tỉa: Sau mỗi chu kỳ hoa nên bấm tỉa những cành tăm, lá vàng, hoa tàn giúp cây thông thoáng, giảm thiểu sâu bệnh, tạo tán theo ý muốn và đặc biệt cây sẽ bật nhiều mầm lộc, cho nhiều hoa hơn.
Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về hoa hồng nữ hoàng. Bạn có thể lưu lại thông tin này để thuận tiện cho quá trình trồng và chăm sóc cây. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.